VI PHẠM DÁN NHÃN: KHÓ XỬ LÝ VÌ CHẾ TÀI “CỌC CẠCH”


Mặc dù đã có hẳn một Nghị định của Chính phủ quy định riêng về ghi nhãn hàng hóa nhưng trên thực tế, việc xử lý hành vi vi phạm dán nhãn hàng hóa không đơn giản bởi chính các văn bản hướng dẫn Nghị định trên.

Theo phản ánh của ngành hải quan, hiện nay, việc giám sát, quản lý ghi nhãn hàng hóa đang gặp rất nhiều khó khăn do các quy định còn nhiều kẽ hở.

Quy định không chặt

Theo quy định của Nghị định 89/2006/NĐ-CP, một số trường hợp mặt hàng thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng không bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa trong khi các mặt hàng này lại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu không quy định phải có bao bì nhãn mác thể hiện xuất xứ, hạn sử dụng để kiểm soát được nguồn hàng NK cũng như hạn sử dụng của thực phẩm thì sẽ rất khó quản lý và bảo vệ người tiêu dùng. Nghị định 89/2006/NĐ- CP quy định về ghi nhãn hàng hóa cho phép DN được ghi bổ sung thông tin trên nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông. Việc cho phép ghi bổ sung thông tin còn thiếu trên nhãn phụ dễ tạo điều kiện cho việc ghi các thông tin trên nhãn một cách tùy tiện, tạo kẽ hở để ghi thông tin giả mạo lên nhãn hàng hóa vì hiệ chưa có cơ quan giám sát việc ghi nhãn phụ này. Bên cạnh đó, việc ghi xuất xứ hàng hóa trên nhãn hiện nay còn biến tướng theo nhiều kiểu khác nhau. Theo quy định thì việc ghi xuất xứ phải trả lời được câu hỏi: Sản xuất tại nước hoặc vùng lãnh thổ nào? Tuy nhiên trên thực tế, xuất xứ hàng hóa được ghi trên nhãn hàng hóa NK chủ yếu là thông tin được sản xuất theo công nghệ… của Đức, của Ý hoặc được sản xuất theo tiêu chuẩn. Có trường hợp, trên nhãn hàng hóa lại ghi xuất xứ của bộ phận chính cấu tạo nên hàng hóa thay vì xuất xứ của sản phẩm. Nhiều sản phẩm chức năng được sản xuất tại Trung Quốc nhưng lại in trên nhãn hàng cờ của Mỹ, Đức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, lại chưa có chế tài xử phạt đối với việc ghi nhãn hàng hóa có chứa thông tin gây nhầm lẫn này.

Ngoài ra, các quy định về cách thức ghi nhãn còn cũng chưa chặt chẽ, đặc biệt là đối với các nhãn hàng hóa NK được in bằng giấy có thể bóc ra dán nhãn khác vào rất dễ dàng. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi quy định pháp luật cho phù hợp, theo đó việc dán nhãn giấy phải đảm bảo không thể bóc ra được hoặc không được tẩy xóa để không làm sai lệch thông tin về hàng hóa.

Chế tài chưa nghiêm

Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định việc ghi nhãn đối với hàng hóa XK, NK, tại Khoản 3, Điều 10 có nêu: Hàng hoá NK vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân NK phải ghi nhãn phụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Nghị định này, tức là hàng hoá NK vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Tại Công văn số 2898/BKHCN- TTra ngày 22-7-2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời Tổng cục Hải quan về ghi nhãn hàng hóa NK lại hướng dẫn: “Hàng hóa NK vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì không vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhưng tổ chức, cá nhân phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa ra lưu thông (với điều kiện hàng hóa phải có nhãn gốc theo quy định)”.

Trong khi đó, Nghị định 127/2013/NĐ-CP đang quy định, hành vi NK hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc mà theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng và buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan. Như vậy, quy định về nhãn hàng hóa theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP và xử phạt vi phạm hành chính quy định về dán nhãn hàng hóa theo Nghị định 127/2013/NĐ-CP chưa thống nhất và cơ quan Hải quan không có cơ sở pháp lý để kiểm soát đối với những sai phạm về việc ghi nhãn hàng hóa.

Kiến nghị của hải quan

Ngành hải quan đã có một số kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện hơn quy trình quản lý. Cụ thể: Bổ sung quy định về quản lý việc dán nhãn đối với hàng hóa từ nước ngoài NK vào Khu phi thuế quan (có nhãn gốc trên hàng hóa chưa thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại NĐ 89/2006/NĐ-CP) sau đó bán miễn thuế cho khách tham quan du lịch, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan từ khi hàng hóa NK khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Quy định rõ cơ quan giám sát việc ghi nhãn phụ đối với hàng hóa lưu thông trong khu phi thuế quan và thị trường trong nước nhằm tránh ghi sai lệch bản chất của hàng hóa. Bổ sung quy định nhãn gốc của hàng hóa bắt buộc phải thể hiện: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; ngày sản xuất và hạn sử dụng của hàng hóa. Không công nhận việc ghi xuất xứ hàng hóa theo kiểu: “Sản xuất theo công nghệ của …”, “sản xuất theo tiêu chuẩn của…”. Pháp luật cũng cần quy định cụ thể ngôn ngữ của nhãn hàng hóa khi NK vào Việt Nam để đảm bảo kiểm soát có hiệu quả hàng hóa NK.

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

            

            - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.

 

            - Tem nhựa mạ Crome làm nhãn mác Logo máy móc thiết bị.

            - Tem nhãn bằng Inox chịu thời tiết hóa chất.

            - Tem nhãn thời trang quần áo bằng chất liệu da.

            - Mặt nạ, nhãn mác cho két sắt, két bạc, tủ đựng tiền, cửa kho tiền.

            - Tem dẻo phủ keo nổi thủy tinh EPOXY.

            - Tem silicol, cao su nhựa dẻo.

            - Tem nhãn mác trên vải, lụa, Satin.

            - Tem nhãn nhôm làm mác cửa cuốn, của nhôm hệ, cửa thủy lực.

 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 

Hỗ trợ trực tuyến

Mobile/Zalo  

Ms Lan Anh

0912 424 368

Số người đang xem
Hiện có 3 khách Trực tuyến
0912424368
Chat hỗ trợ
Chat ngay